Vui lòng tham khảo Câu hỏi thường gặp về ETF Đòn bẩy AscendEX nếu bạn gặp bất kỳ vấn đề nào.

 

1.     Có thể Giao dịch Những ETF Đòn bẩy Nào?

Sáu token ETF đòn bẩy hiện được hỗ trợ trên nền tảng, với tổng số 20 cặp giao dịch, bao gồm BTC3S, BTC3L, BTC5S, BTC5L, ETH3S, ETH3L, ETH5S, ETH5L, XRP3S, XRP3L, XRP5S, XRP5L, TRX3S, TRX3L, TRX5S, TRX5L, GMT3S, GMT3L, APE3S, APE3L. (Xin lưu ý: L nghĩa là mua [long], là vị thế mua trên thị trường; S nghĩa là bán [short], là vị thế bán trên thị trường; 3 và 5 nghĩa là đòn bẩy x3 và x5.) Nền tảng sẽ sớm hỗ trợ thêm các cặp giao dịch khác. Vui lòng truy cập trang Giao dịch ETF Đòn bẩy AscendEX để biết thêm chi tiết về các cặp giao dịch.

 

2.     Có thể Sử dụng Gì để Mua ETF Đòn bẩy?

ETF Đòn bẩy AscendEX được tính bằng USDT, vì vậy người dùng có thể dùng USDT để mua ETF Đòn bẩy.

 

3.     Có cần Thêm Tài sản Thế chấp để Giao dịch ETF Đòn bẩy Không?

Không. Giao dịch ETF đòn bẩy tương tự như giao dịch giao ngay và người dùng có thể trực tiếp giao dịch ETF đòn bẩy trên AscendEX mà không cần thêm tài sản thế chấp. Vui lòng truy cập trang Giao dịch ETF Đòn bẩy AscendEX để giao dịch.

 

4.     Giao dịch ETF Đòn bẩy có Hạn chế Gì Không?

Không. Không có hạn chế gì đối với giao dịch ETF đòn bẩy. Nếu bạn có tài khoản AscendEX, bạn có thể bắt đầu giao dịch ETF đòn bẩy bất kỳ lúc nào.

 

5.     Các Tài khoản Phụ có được Giao dịch ETF Đòn bẩy Không?

Có. Có thể được sử dụng tài khoản phụ để giao dịch ETF đòn bẩy.

 

6.     Tài sản cơ sở là gì?

Tài sản cơ sở là tài sản mang lại giá trị phái sinh trong giao dịch phái sinh, còn được gọi là tài sản cơ bản. Trong trường hợp token ETF đòn bẩy, các token gắn với ETF đòn bẩy là tài sản cơ sở.

Ví dụ: nếu tài sản cơ sở BTC của ETF đòn bẩy (BTC3L, BTC3S, BTC5L, và BTC5S) là BTC, thì tài sản cơ sở ETH của ETF đòn bẩy (ETH3L, ETH3S, ETH5L, và ETH5S) là ETH.

 

7.     Giá trị Tài sản Ròng Là Gì?

Giá trị tài sản ròng là giá trị thị trường hợp lý hiện tại của tài sản cơ sở dựa trên cổ phần tương ứng. Mức giá mà người dùng mua ETF đòn bẩy không phải là giá tài sản cơ sở, mà là giá trị thực tế của một đơn vị cổ phần của quỹ tương ứng của tài sản cơ sở.

 

8.     Làm thế nào để Kiểm tra Lượng Nắm giữ ETF Đòn bẩy Hiện tại?

Để kiếm tra số dư ETF đòn bẩy, quá trình giống như kiểm tra tài khoản giao dịch giao ngay. Bạn có thể truy cập ví giao ngay của mình để xem chi tiết lượng nắm giữ ETF đòn bẩy hiện tại.

 

9.     ETF Đòn bẩy có Hỗ trợ Rút và Chuyển tiền Không?

Không. ETF Đòn bẩy về cơ bản là một loại phái sinh tài chính, chứ không phải là tài sản mã hóa giao dịch giao ngay. Do đó, ETF đòn bẩy chỉ hỗ trợ giao dịch và không hỗ trợ gửi, rút, chuyển, đầu tư, chuyển đổi và các chức năng khác.

 

10.  Giao dịch ETF Đòn bẩy có Mất Phí /không?

Có. Giao dịch ETF đòn bẩy giống như giao dịch giao ngay. Theo tiêu chuẩn phí giao dịch giao ngay, phí giao dịch ETF đòn bẩy là Maker: 0.1000%/Taker: 0.1000%. AscendEX cũng sẽ tính phí quản lý đối với việc nắm giữ ETF đòn bẩy. Chi tiết như sau: ETF đòn bẩy x5: phí quản lý nắm giữ hàng ngày: 0.5%, tính phí 8 giờ một lần, 3 lần một ngày, là 0.167% mỗi lần[AS1]. ETF đòn bẩy x3: phí quản lý nắm giữ hàng ngày:0.3%, tính phí 8 giờ một lần, 3 lần một ngày, là 0.1% mỗi lần[AS2].

 

11.  Tại sao Thu Phí Quản lý?

ETF đòn bẩy về cơ bản là một Quỹ hoán đổi danh mục (ETF). Mỗi ETF tương ứng với một số lượng vị thế hợp đồng vĩnh viễn nhất định. Các nhà điều hành quỹ tận dụng sự điều chỉnh động của các vị thế hợp đồng để đảm bảo bội số cố định giữa lợi nhuận hàng ngày của ETF đòn bẩy và lợi nhuận giao ngay của tài sản cơ sở tương ứng. Trong hoạt động quỹ thực tế, sẽ phát sinh các chi phí giao dịch như phí giao dịch hợp đồng vĩnh viễn, phí cấp vốn và mất mát vị thế mở. Nền tảng thu phí quản lý để trả cho những chi phí này.

 

12.  Cơ chế Tái cân bằng Là Gì?

Cơ chế tái cân bằng là hệ thống cốt lõi của các ETF đòn bẩy, thực hiện hàng ngày tại thời điểm cố định. Mục đích là nhằm đảm bảo duy trì bội số cố định giữa lợi nhuận hàng ngày của ETF đòn bẩy và lợi nhuận giao ngay của tài sản cơ sở tương ứng. AscendEX tái cân bằng các vị thế ETF đòn bẩy hàng ngày vào lúc 2:30 sáng theo giờ UTC.

 

13.  Tái cân bằng Tạm thời Là Gì?

Tái cân bằng tạm thời là một cơ chế phụ trợ cho cơ chế tái cân bằng, nhằm ứng phó với những rủi ro liên quan đến biến động thị trường dữ dội. Nếu thị trường biến động mạnh và phạm vi dao động giá tài sản cơ sở vượt quá ngưỡng nhất định đã đặt tại điểm tái cân bằng trước đó, nền tảng sẽ thực hiện tái cân bằng tạm thời để giảm rủi ro giao dịch. Việc tái cân bằng tạm thời chỉ nhằm vào những sản phẩm bị lỗ do biến động thị trường.

 

14.  Điều chỉnh Vị thế của Cơ chế Tái cân bằng Có phải là Tăng hay Giảm Lượng Nắm giữ Không?

Không. Điều chỉnh vị thế của cơ chế tái cân bằng là để chỉ sự điều chỉnh động của nhà điều hành quỹ đối với các vị thế hợp đồng vĩnh viễn nhằm duy trì tỷ lệ đòn bẩy cố định của ETF đòn bẩy, điều này sẽ không thay đổi lượng nắm giữ ETF đòn bẩy, mà thay đổi cơ sở tính toán giá trị tài sản ròng tương ứng.

 

15.  Làm thế nào để Kiểm tra Lịch sử Tái cân bằng ETF Đòn bẩy?

Vui lòng truy cập trang giao dịch của token ETF đòn bẩy và nhấn vào Lịch sử Tái cân bằng để kiểm tra chi tiết tái cân bằng.

 

16.  Hợp nhất/Phân chia là gì?

Để tối ưu hoá trải nghiệm người dùng, nếu giá trị tài sản ròng của ETF đòn bẩy sau khi tái cân bằng mà thấp hơn một ngưỡng nhất định, nền tảng sẽ thực hiện hợp nhất ETH đòn bẩy. Tương tự, nếu giá trị tài sản ròng của ETF đòn bẩy sau khi tái cân bằng mà lớn hơn một ngưỡng nhất định, thì nền tảng sẽ thực hiện phân chia ETH đòn bẩy.

 

17.  Hợp nhất/Phân chia có Ảnh hưởng đến Lượng Tài sản Nắm giữ ETF Đòn bẩy Không?

Không. Hợp nhất/Phân chia chỉ nhằm mục đích tối ưu hóa trải nghiệm người dùng và sẽ không thay đổi lượng tài sản người dùng nắm giữ. Ví dụ: khi hợp nhất, giá trị tài sản ròng của ETF đòn bẩy sẽ tăng 10 lần so với trước khi hợp nhất, trong khi số lượng ETF đòn bẩy sẽ giảm tương ứng xuống còn 10% so với kích thước ban đầu. Nhìn chung, tổng lượng nắm giữ của người dùng không thay đổi.

 

18.  Làm thế nào để Kiểm tra Lịch sử Hợp nhất/Phân chia?

Với mỗi lần Hợp nhất/Phân chia, AscendEX sẽ kịp thời thông báo về các chi tiết liên quan. Người dùng có thể trực tiếp truy cập trang giao dịch của ETF đòn bẩy cụ thể, và nhấn vào Lịch sử Tái cân bằng – Hợp nhất/Phân chia để kiểm tra chi tiết.

 

19.  Tại sao Giao dịch ETF Đòn bẩy Không có Rủi ro Thanh lý?

Các nhà điều hành ETF đòn bẩy có thể thực hiện điều chỉnh động các vị thế hợp đồng thông qua cơ chế tái cân bằng, cho phép ETF đòn bẩy duy trì tỷ lệ đòn bẩy cố định hàng ngày. Cụ thể, nếu ETF đòn bẩy có lợi nhuận, thì sẽ tiến hành tái cân bằng để tăng vị thế của ETF đòn bẩy. Nếu bị lỗ, cũng sẽ tiến hành tái cân bằng để tự động giảm vị thế, tránh thanh lý. Người dùng giao dịch ETF đòn bẩy không cần tài sản đảm bảo. Về lý thuyết, ETF đòn bẩy không có rủi ro thanh lý nếu token ETF đòn bẩy không trở về 0.

Xin lưu ý: Về lý thuyết, ETF đòn bẩy không có rủi ro thanh lý. Tuy nhiên, nếu dự đoán xu hướng sai, sẽ có rủi ro là giá trị tài sản ròng của ETF đòn bẩy về 0 trong điều kiện thị trường khắc nghiệt. Người dùng nên thận trọng để giảm rủi ro tiềm ẩn.

 

20.  Giao dịch ETF Đòn bẩy và Giao dịch Giao ngay Có Khác biệt Gì Không?

Giao dịch giao ngay nghĩa là trực tiếp giao dịch các tài sản mã hóa tại mức giá giao ngay của chúng. Mặc dù giao dịch ETF đòn bẩy về cơ bản cũng giống như giao dịch giao ngay, nhưng người dùng thực sự giao dịch cổ phiếu quỹ, chứ không giao dịch tài sản mã hóa.

 

21.  Giao dịch ETF Đòn bẩy và Giao dịch Ký quỹ Có Khác biệt Gì Không?

Từ góc độ thu nhập, giao dịch ký quỹ được thiết kế để tăng thu nhập cho nhà đầu tư bằng cách nhân bội tài sản thế chấp của họ, với đòn bẩy dựa trên số lượng token nắm giữ. ETF đòn bẩy được thiết kế để khuếch đại lợi nhuận bằng cách khuếch đại biến động giá của token, với đòn bẩy gắn trực tiếp với lợi nhuận của các tài sản cơ sở.

Từ góc độ giao dịch, chỉ có thể tham gia giao dịch ký quỹ khi có tài sản thế chấp và vay vốn, trong khi giao dịch ETF đòn bẩy không yêu cầu tài sản thế chấp và vay vốn.

Từ góc độ rủi ro, giao dịch ký quỹ có rủi ro thanh lý, trong khi về lý thuyết giao dịch ETF đòn bẩy không có rủi ro thanh lý.

 

22.  Giao dịch ETF Đòn bẩy và Giao dịch Hợp đồng Có Khác biệt Gì Không?

Từ góc độ hoạt động, giao dịch hợp đồng yêu cầu các nhà giao dịch thế chấp tài sản, trong khi giao dịch ETF đòn bẩy không yêu cầu thế chấp tài sản. Từ góc độ tỷ lệ đòn bẩy, tỷ lệ đòn bẩy thực tế của giao dịch hợp đồng thay đổi theo giá trị vị thế, trong khi ETF đòn bẩy được điều chỉnh hàng ngày và thường xuyên để đảm bảo tỷ lệ đòn bẩy cố định. Về rủi ro, giao dịch hợp đồng có rủi ro thanh lý, trong khi về lý thuyết giao dịch ETF đòn bẩy không có rủi ro thanh lý.